Thiết kế Bút tiêm

Một cây bút insulin có các bộ phận sau: A) đầu bút; B) buồng thuốc; C) pít-tông; D) cửa sổ chỉ liều; E) vòng xoay chọn liều; F) nút tiêm

Bút tiêm gồm một buồng thuốc, một đầu gắn kim và một pít-tông để tiêm thuốc.[4] Một số bút (trong đó có bút tiêm insulin) có vòng xoay để điều chỉnh liều lượng thuốc tiêm trước mỗi lần tiêm.[2] Các vòng xoay cho phép đo liều lượng chính xác hơn nhiều so với sử dụng ống tiêm và lọ truyền thống, đặc biệt là đối với insulin liều thấp.[2] Bút tiêm có vòng xoay để điều chỉnh liều lượng khi vặn có thể có tiếng lách cách để thông báo cho người dùng biết liều đã được chỉnh.[2]

Một số bút có chứa một hộp chứa đầy thuốc, thay thế được khi hết thuốc để tái sử dụng bút. Một số loại bút khác được thiết kế để thải bỏ sau khi hết buồng chứa thuốc.[2] Bút tiêm được thiết kế để sử dụng một lần có thể là bút tiêm tự động, không yêu cầu người dùng nhấn nút tiêm để tiêm thuốc.[4]

Kim bút

So sánh kích thước kim bút 4mm và 12,7mm

Tất cả các bút tiêm trừ những loại được thiết kế để sử dụng một lần, yêu cầu sử dụng kim bút thay thế dùng một lần cho mỗi lần tiêm. Các kim bút này có nhiều độ dài khác nhau để phù hợp với độ sâu của mô dưới da.[5] Kim bút được thiết kế để sử dụng một lần tiêm dưới da và không được thiết kế để tái sử dụng cho nhiều lần sử dụng.[6] Kim được sản xuất với một lớp vỏ nhựa bảo vệ bên ngoài, là nơi gắn kim vào bút và một lớp vỏ nhựa bên trong bảo vệ chính cây kim. Bác sĩ hoặc dược sĩ có trách nhiệm hướng dẫn cách gắn và sử dụng kim đúng cách để đảm bảo sử dụng đúng cách.[2][7]

Ngày nay, kim bút được sản xuất với chiều dài kim ngắn hơn so với yêu cầu để sử dụng ống tiêm và lọ thuốc, giúp giảm đau khi tiêm.[2] Kim có sẵn với nhiều độ dài và khổ kim: độ dài 3,5mm, 4mm, 5mm và 8mm và khổ 31 đến 34.[8] Theo thời gian, đầu kim tiêm được thiết kế vát để giảm lực cần thiết để xuyên qua da, giảm cảm giác đau khi tiêm và có thể tăng tỷ lệ chấp nhận tự tiêm ở bệnh nhân.[8] Hơn nữa, kim bút được thiết kế để đưa vào da một góc 90 độ, trái ngược với các ống tiêm bình thường. Kim bút thường không cần phải véo da, khác với các loại ống tiêm được sử dụng trong quá khứ.[9] Kim bút nên được vứt bỏ đúng cách sau mỗi lần sử dụng, tốt nhất là trong hộp đựng vật sắc nhọn chuyên dụng, để tránh bị thương do vô tình tiếp xúc sau khi sử dụng.[9]

So sánh với ống tiêm

Một ống tiêm insulin tiêu chuẩn với đầu kim có độ dài nhỏ hơn độ dài đầu kim của cây kim tiêm.

Bút tiêm là một giải pháp thay thế cho việc sản xuất thuốc để tiêm trong các lọ có chứa chất lỏng hoặc bột có thêm chất pha loãng như nước cất. Khi thuốc lưu trữ trong lọ, cần phải dùng một ống tiêm để "hút" hoặc lấy thuốc ra khỏi lọ để chuẩn bị dùng thuốc. Sau đó cần một loạt các thao tác để đưa kim của ống tiêm vào chỗ dưới da, và ấn nút tiêm trên ống tiêm để tiêm liều. Quá trình này đòi hỏi sự khéo léo, điều này có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chính xác hoặc đầy đủ các liều lượng thuốc thích hợp.[2] Bút tiêm loại bỏ một số biến chứng của ống tiêm bằng cách cho phép bút được "đẩy" vào da ở một góc 90 độ (loại bỏ cần tiêm ở một góc thích hợp như trường hợp của ống tiêm), cũng như bằng cách thay thế một pít tông dài, mỏng của một ống tiêm với một nút đơn giản được nhấn và giữ để tiêm liều.[2]